Ông Trần Ngọc Trung, Cố vấn pháp lý cao cấp, Chi nhánh công ty Luật TNHH Baker & McKenzie Việt Nam tại Hà Nội cho rằng, việc gắn nhãn “made in Vietnam” dưới góc độ người tiêu dùng vấn đề cuối cùng vẫn là chất lượng hàng hóa.
Sáng ngày 17/7, tại buổi sinh hoạt chuyên đề “Thế nào là Made in Vietnam”, khi được đề cập đến vụ việc Asanzo, ông Trần Ngọc Trung, Cố vấn cao cấp Công ty Luật Baker & McKenzie cho biết, về câu chuyện Asanzo, ông không có điều kiện nắm được mức độ nhập khẩu của họ đến đâu để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, căn cứ trên các quy định về xuất xứ thì việc dán nhãn Made in Việt Nam của Asanzo vẫn có khả năng xảy ra.
“Đơn cử chúng ta có FTA-ASEAN, nếu bây giờ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam lắp ráp thì đánh giá theo FTA sản phẩm này không được gọi là Made in Việt Nam. Những nếu theo FTA ASEAN-Trung Quốc thì lại có thể được. Vì theo nguyên tắc cộng gộp cho phép coi tất cả các nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên, toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc tất cả các nguyên liệu nhập khẩu từ nước thành viên, toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc có thể coi là có xuất xứ từ Việt Nam. Cho nên nếu đánh giá theo ATIGA thì không được những Asean-Trung Quốc thì được”.
Ông Trung nhận định việc đánh giá việc gắn nhãn “made in Vietnam” dưới góc độ người tiêu dùng vấn đề cuối cùng vẫn là chất lượng của hàng hóa.
“Cần tránh biến việc gắn nhãn mác trở thành thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp. Thay vì quản lý câu chuyện về xuất xứ, việc quản lý chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng hơn trong vấn đề này”.
Cũng tại buổi sinh hoạt chuyên đề, chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chia sẻ đồng ý cái cần quan tâm nhất là chất lượng hàng hóa như thế nào? “Việc dán nhãn made in ở đâu vẫn là doanh nghiệp tự nguyện và có sự tuỳ biến, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa thể thống nhất về nội dung này bởi nếu làm chặt chẽ hay lỏng lẻo thì sau cùng vẫn có rủi ro gây ảnh hưởng xấu đến nhiều ngành hàng. Cho nên cái đó là tuỳ biến”.
Vị chuyên gia này cho hay, người tiêu dùng được quyền tiếp cận nhiều loại hàng hoá khác nhau. Vấn đề của chúng ta là người tiêu dùng Việt Nam thường thích dùng sản phẩm có nhãn mác sản xuất nước ngoài, thậm chí nhập khẩu 100% càng thích hơn.
“Ví dụ nhà máy Nestle có 4 nhà máy tại Việt Nam. Trong 500 nhà máy toàn cầu thì 2 nhà máy Việt Nam đứng top 5 của 500 nhà máy tốt nhất toàn cầu, vậy tại sao người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm có nhãn hoàn toàn tại Việt Nam. Sản phẩm của họ không chỉ bán tại thị trường nội địa mà còn xuất khẩu toàn cầu, các nhà máy khác trên thế giới còn phải sang học hỏi mô hình. Nó là doanh nghiệp ngoài, họ sản xuất trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, 100% nguyên liệu tại Việt Nam. Họ cam kết sử dụng 100% nguyên liệu cafe hạt tại Việt Nam. Vậy tại sao không sử dụng sản phẩm 100% tại Việt Nam?.
Một dẫn chứng khác là hạt điều của sản phẩm trong nước, chủ doanh nghiệp này đã lấy giống tốt nhất ở Bình Phước, nhưng giống điều đó phải trồng ở Lào thì mới cho hạt điều chất lượng tốt nhất, đó là vùng trồng hiệu quả nhất với cây điều. Sản phẩm được thu hoạch về nhà máy ở Việt Nam chỉ chế biến, bóc vỏ lụa, rồi tẩm sấy… như vậy rõ ràng đối chiếu với các quy định về hàm lượng GTGT thì không thể nói đó là sản phẩm của Việt Nam, nhưng hàm lượng chất xám mà người Việt đổ vào đó lại rất nhiều. Vậy nên đừng quá đặt nặng vấn đề sản phẩm đó phải có nguồn gốc hoàn toàn ở Việt Nam, quan trọng là giá trị thu lại được…”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Theo Nhịp sống kinh tế